ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ LƯƠNG BÌNH
–––––––––––––––
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
|
Số: /BC-UBND
|
Lương Bình, ngày 02 tháng 01 năm 2025
|
(Dự thảo)
BÁO CÁO
Đánh giá kết quả và đề nghị công nhận xã Lương Bình
đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024
––––––––––––––––––––––––––
Kính gửi: Chủ tịch UBND huyện Bến Lức
Thực hiện Kế hoạch số 1144/KH-UBND ngày 16/02/2024 của UBND huyện Bến Lức, về thực hiện công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); Hòa giải cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 trên địa bàn huyện Bến Lức; Văn bản số 10872/UBND-TP ngày 03/12/2024 của UBND huyện về việc chấm điểm, đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024; UBND xã đã chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch phối hợp các ngành xã có liên quan triển khai thực hiện hoàn thành việc đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (CTCPL) năm 2024, cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1. Về chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
Sau khi Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành có hiệu lực, UBND xã Lương Bình đã tiến hành triển khai các nội dung trên cho toàn thể cán bộ, công chức của đơn vị trong năm 2021 và chỉ đạo phải triển khai định kỳ hàng năm cùng với việc triển khai các kế hoạch công tác tư pháp nói chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng.
Năm 2024 UBND xã đã ban hành kế hoạch số: 222/KH-UBND ngày 18/02/2024 “Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024”; Kế hoạch số: 223/KH-UBND ngày 19/02/2024 “Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 trên địa bàn xã Lương Bình”. Các kế hoạch này đã được UBND xã triển khai cho cán bộ, công chức xã và giao nhiệm vụ công chức Tư pháp - Hộ tịch là công chức chịu trách nhiệm chính phối hợp cán bộ, công chức các ngành xã triển khai thực hiện và đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của địa phương năm 2024 theo chỉ đạo của UBND huyện, hướng dẫn nghiệp vụ của Phòng Tư pháp và các ngành huyện có liên quan.
2. Kết quả tự chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu
a) Đối với tiêu chí 1
Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/02 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/02 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 00/02 chỉ tiêu.
Số điểm đạt được của tiêu chí: 10/10 điểm.
b) Đối với tiêu chí 2
Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 06/06 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/06 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 00/06 chỉ tiêu.
Số điểm đạt được của tiêu chí: 30/30 điểm.
c) Đối với tiêu chí 3
Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 03/03 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/03 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 00/03 chỉ tiêu.
Số điểm đạt được của tiêu chí: 15/15 điểm.
d) Đối với tiêu chí 4
Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 05/05 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/05 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 00/05 chỉ tiêu.
Số điểm đạt được của tiêu chí: 20/20 điểm.
đ) Đối với tiêu chí 5
Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 04/04 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/04 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 00/04 chỉ tiêu.
Số điểm đạt được của tiêu chí: 25/25 điểm.
3. Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
a) Số tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/05 tiêu chí.
b) Tổng điểm số đạt được của các tiêu chí: 100/100 điểm.
c) Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Trong năm không có
d) Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Đáp ứng được 03/03 điều kiện.
II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Thuận lợi
Nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành phap luật trên địa bàn xã. Tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật, quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ. Cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Bến Lức, Phòng Tư pháp, Thường vụ Đảng ủy, Thường trực HĐND – UBND xã trong việc tổ chức tập huấn chỉ đạo xã thực hiện xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
Nhận thức của người dân không đồng đều nên việc tiếp nhận thông tin pháp luật có lúc còn chưa cao; Cơ sở hạ tầng về thông tin cũng như nhận thức của người dân chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội nên việc tiếp nhận hồ sơ của công dân qua cổng dịch vụ công quốc gia còn hạn chế. Nguồn kinh phí cho hoạt động pháp luật còn nhiều hạn chế do nguồn ngân sách địa phương khó khăn.
Việc quán triệt, tổ chức triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2021/TT-BTP và thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cũng như chủ trương triển khai làm thử chưa được sâu rộng, thường xuyên tại địa phương; các hoạt động liên quan đến xây dựng và tự đánh giá địa phương đạt chẩn tiếp cận pháp luật được triển khai chủ yếu là do cán bộ phụ trách, trong đó vai trò kiểm tra, chỉ đạo lãnh đạo còn một số hạn chế; sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong triển khai nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói chung, trong tự đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng còn hạn chế.
Nguyên nhân của những tồn tại trên một phần là do tiếp cận pháp luật nói chung, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở nói riêng là một nhiệm vụ mới thực hiện, quy định lại vừa thay đổi phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên gặp không ít khó khăn, công tác triển khai, đánh giá còn chậm.
Công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương có lúc còn chưa cương quyết, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan có đôi lúc chưa chặt chẽ.
Nguồn lực để đảm bảo thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật, thực thi pháp luật chưa đảm bảo. Hiện nay Công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ trong đó trọng tâm là công tác hộ tịch, chứng thực phải thực hiện thường xuyên, liên tục nên chưa dành nhiều thời gian để tham mưu triển khai xây dựng và tự đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục
Chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức, mô hình phù hợp như: Tại các trung tâm văn hóa thể thao, học tập cộng đồng xã nên bố trí phòng đọc, các văn bản pháp luật hoặc các thủ tục hành chính liên quan đến sinh hoạt cộng đồng, nên in tờ gấp, tờ rơi, nội dung ngắn gọn dễ cập nhật tạo điều kiện trong giao dịch.
Công khai minh bạch công tác đánh giá tiếp cận pháp luật: Việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật có vai trò quan trọng đối với địa phương trong quá trình quản lý, điều hành nhà nước ở địa phương, đồng thời là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân của đơn vị.
Tăng cường vai trò chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động CTCPL của UBND xã, tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, thực hiện khen thưởng, xử lý vi phạm, không phô trương, chạy đua, đánh giá không đúng với các tiêu chí đề ra. Việc đánh giá CTCPL của người dân ở cơ sở cần gắn với an ninh, chính trị, an toàn xã hội; tình hình vi phạm pháp luật và đời sống của người dân tại cơ sở. Chú trọng đến các văn bản, lĩnh vực có nội dung thiết thực, liên quan đến quyền, lợi ích của người dân như đất đai, hôn nhân gia đình, dân sự, bình đẳng giới và các hương ước, quy ước tại khu dân cư.
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức xã. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động cơ quan hành chính các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước.
Kinh phí đầu tư cho công việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở phải được đảm bảo hàng năm
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần xem xét, chỉnh sửa các tiêu chí tiếp cận pháp luật, bảo đảm sát với thực tế; việc đánh giá theo hướng dễ làm, dễ thực hiện, không tạo gánh nặng, áp lực cho chính quyền địa phương
III. MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Mục tiêu thực hiện
Tiếp tục triển khai kịp thời, hiệu quả quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg hướng dẫn tại Thông tư số 09/2021/TT-BTP và các chỉ đạo, hướng dẫn về chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp trên.
Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương về xây dựng xã, thị trấn (cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
Triển khai thực hiện hiệu quả việc xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
2. Kế hoạch thực hiện
Ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả chuẩn tiếp cận pháp luật của địa phương năm 2025. Trong đó tập trung phấn đấu một số tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể:
- Tiêu chí 1:
Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/02 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/02 chỉ tiêu.
- Tiêu chí 2:
Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/02 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/02 chỉ tiêu.
- Tiêu chí 3:
Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 03/03 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/03 chỉ tiêu.
- Tiêu chí 4:
Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 05/05 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/05 chỉ tiêu.
- Tiêu chí 5:
Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 04/04 chỉ tiêu.
Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/04 chỉ tiêu.
Tổ chức đánh giá, đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025.
Đề xuất, triển khai các giải pháp khắc phục, cải thiện các tồn tại hạn chế trong năm 2024 và thực hiện có hiệu quả hơn các tiêu chí tiếp cận pháp luật và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2025.
IV. ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2024
UBND xã Lương Bình kính đề nghị Chủ tịch UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An xem xét, quyết định công nhận xã Lương Bình đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024
Kèm theo báo cáo này gồm có:
1. Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu;
2. Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Nhân dân, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân về kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu có);
3. Tài liệu khác có liên quan.
Trên đây là báo cáo đánh giá kết quả và đề nghị công nhận địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024, UBND xã kính đề nghị Chủ tịch UBND huyện, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Hội đồng đánh giá CTCPL huyện;
- Phòng Tư pháp;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Minh Tuấn
|